- Trường hợp điển hình: bệnh nhân có các cơn đau xoắn vặn, nóng rát thượng vị, không lan, xuất hiện đều đặn vào một giờ nhất định sau bữa ăn (1-3 giờ sau ăn với loét dạ dày; 3-5 giờ sau ăn với loét tá tràng). Đau giảm khi uống sữa hay dùng thuốc antacide, tăng với các thức ăn chua, nhiều axít (dứa, chanh…). Đau thường tái phát theo chu kỳ, thường vào mùa lạnh.
- Trường hợp không điển hình: đau không liên quan đến bữa ăn, không có tính chu kỳ hoặc bệnh nhân hoàn toàn có thể không có triệu chứng.
- Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, sụt cân hoặc tăng cân, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng:
- Phần lớn nguyên nhân bệnh là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) (50% các trường hợp) và do lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm (NSAIDs) (20 – 25% các trường hợp). Ngoài ra các nguyên nhân ít gặp khác bao gồm: u tiết gastrin, thuốc hóa trị, xạ trị, bệnh thâm nhiễm, thiếu máu…
- Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Thói quen ăn uống không điều độ, căng thẳng thần kinh kéo dài (stress), hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Trường hợp không điển hình: đau không liên quan đến bữa ăn, không có tính chu kỳ hoặc bệnh nhân hoàn toàn có thể không có triệu chứng.
- Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, sụt cân hoặc tăng cân, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng:
- Phần lớn nguyên nhân bệnh là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) (50% các trường hợp) và do lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm (NSAIDs) (20 – 25% các trường hợp). Ngoài ra các nguyên nhân ít gặp khác bao gồm: u tiết gastrin, thuốc hóa trị, xạ trị, bệnh thâm nhiễm, thiếu máu…
- Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Thói quen ăn uống không điều độ, căng thẳng thần kinh kéo dài (stress), hút thuốc lá, uống rượu bia.
Sưu tầm.