Khai sinh từ trong khói lửa chiến tranh
Bệnh viện Quân y 7 là Bệnh viện hạng I, đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Quân khu; có nhiệm vụ khám, thu dung, cấp cứu, điều trị cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu, các đơn vị của Bộ đóng quân trên địa bàn, các đối tượng chính sách, bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT) và nhân dân có thu một phần viện phí. Ngoài ra Bệnh viện còn có nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật, tạo nguồn nhân lực cho tuyến quân y cơ sở.
Ngày 20/10/1950, hai đội quân y mang ký hiệu AVT1 và AVT2 là những đơn vị tiền thân của Bệnh viện Quân y 7 ngày nay được thành lập tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; với biên chế gọn nhẹ, trang bị phương tiện thiếu thốn, song với ý thức trách nhiệm cao, hai đội quân y đã khắc phục mọi khó khăn, cấp cứu, điều trị và chăm sóc hàng nghìn thương bệnh binh (TBB) trong các chiến dịch như: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Quân đội ta.
Tháng 5/1951 thực hiện Nghị quyết của trên; hai đội Quân y AVT1, AVT2 được đổi tên thành Phân viện 1 và Phân viện 2, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân y viện hậu phương A. Trong những năm 1951, 1952, 1953 cán bộ, chiến sỹ Phân viện 1, Phân viện 2 đã đi theo mũi tiến công của Đại đoàn 308, 316 để cứu chữa kịp thời TBB và trực tiếp tham gia chiến đấu. Nhiều đồng chí đã không quản gian khổ, hy sinh vừa cứu chữa TB, vừa say mê nghiên cứu khoa học, áp dụng vào cứu chữa thương binh trên các hướng chiến dịch, được cán bộ chiến sỹ hết mực thương yêu. Trong số các bác sỹ của hai phân viện ngày ấy, có nhiều người đã trở thành giáo sư, cán bộ cấp cao như: cố giáo sư Đỗ Xuân Hợp, Đặng Đình Huấn, Lê Xuân Ty và nhiều chuyên viên y tế cao cấp khác.
Đại tá, TS ĐẶNG VŨ HẢI Giám đốc Bệnh viện.
Để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ cuối tháng 3 năm 1953, Cục Quân y quyết định sáp nhập Phân viện 1 và Phân viện 2 thành Phân viện 12. Qua những lần sáp nhập, chuyển đổi mô hình yêu cầu cán bộ nhân viên của phân viện phải có sự thay đổi căn bản về tư duy công tác, kiện toàn bộ máy, nâng cao nghiệp vụ cứu chữa, chăm sóc thương, bệnh binh. Trong quá trình tham gia phục vụ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, cán bộ, nhân viên của Phân viện 12 đã cứu chữa kịp thời nhiều thương bệnh binh, mặt khác còn tiếp nhận thu dung điều trị cho cán bộ chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Mặc dù mới được thành lập,
biên chế gọn nhẹ, trang bị phương tiện còn thiếu thốn, thường xuyên làm nhiệm vụ trên nhiều địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Bắc, Phú Thọ, Thanh Hoá. Nhưng với tinh thần đoàn kết, Phân viện 12 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; được Đảng, Quân đội và nhân dân đánh giá cao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như chiến sỹ thi đua Hoàng Thị Hồ, hộ sỹ Nguyễn Thị Hàn, hộ sỹ Nguyễn Thị Kim ... Những tấm gương sáng, những đóng góp của Phân viện 12 thời kỳ đầu thành lập, đã trực tiếp góp phần cùng các đơn vị quân y trong toàn quân hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang, khẳng định được vị trí của mình cùng toàn quân và nhân dân cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới với khí thế đầy phấn khởi, tự tin.
biên chế gọn nhẹ, trang bị phương tiện còn thiếu thốn, thường xuyên làm nhiệm vụ trên nhiều địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Bắc, Phú Thọ, Thanh Hoá. Nhưng với tinh thần đoàn kết, Phân viện 12 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; được Đảng, Quân đội và nhân dân đánh giá cao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như chiến sỹ thi đua Hoàng Thị Hồ, hộ sỹ Nguyễn Thị Hàn, hộ sỹ Nguyễn Thị Kim ... Những tấm gương sáng, những đóng góp của Phân viện 12 thời kỳ đầu thành lập, đã trực tiếp góp phần cùng các đơn vị quân y trong toàn quân hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang, khẳng định được vị trí của mình cùng toàn quân và nhân dân cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới với khí thế đầy phấn khởi, tự tin.
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, đất nước ta vẫn bị chia cắt, do đế quốc Mỹ nhảy vào can thiệp. Trước yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới, theo quyết định của trên, tháng 5 năm 1955 Phân viện 12 từ Hàm Rồng (Thanh Hoá) về tiếp quản nhà thương cầu Ngự (Hải Phòng) và được Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn giao nhiệm vụ: nhận và điều trị Thương bệnh binh của các đơn vị quân đội nằm trên địa bàn khu Tả Ngạn. Để thuận lợi cho việc chỉ đạo quản lý điều hành hoạt động của các đơn vị trong toàn quân, từ tháng 3/1957 theo quyết định của trên, Phân viện 12 được chuyển giao cho Quân khu Tả Ngạn. Cũng từ đây Bệnh viện được mang tên mới: Viện Quân y 7. Tuy mới thành lập được 5 năm, từ trong khói lửa của chiến tranh, lúc đầu chỉ là 2 đội quân y nhỏ, trở thành một Bệnh viện có 8 ban nội, ngoại, chuyên khoa, với 278 cán bộ nhân viên và trên 400 giường bệnh.
Trưởng thành, vững bước đi lên theo lời Bác dạy
Ngày 30/5/1957, Bệnh viện vinh dự được Bác Hồ - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân đến thăm; đây là một niềm vui, niềm hạnh phúc bất ngờ đối với cán bộ, chiến sỹ Bệnh viện Quân y 7. Bác căn dặn: “Bác thay mặt TW Đảng và Chính phủ khen ngợi các cô, các chú. Bác giao nhiệm vụ cho các cô, các chú phải đoàn kết thương yêu nhau, hết lòng hết sức phục vụ thương binh, bệnh binh. Anh em thương binh, bệnh binh là những người có công với nước, nay bị thương, bị bệnh trở về đây thì các cô, các chú thay mặt Đảng, Nhà nước chăm sóc anh em cho chóng khỏi bệnh...”. Lời dặn ân tình đó đã tiếp thêm sức mạnh, để Bệnh viện vượt qua những khó khăn, gian khổ, tiếp tục củng cố mọi mặt đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Từ năm 1960 trở đi, nề nếp trong công tác điều trị hàng năm đã có những tiến bộ rõ rệt, công tác tuyến của Viện được bắt đầu tổ chức, từng đoàn cán bộ chuyên môn được cử ra đảo, lên rừng khám chữa bệnh cho chiến sỹ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều sáng kiến được công nhận, nhiều bác sỹ, hộ lý, nhân viên đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua” và được tặng Bằng khen, giấy khen. Với những thành tích đặc biệt toàn diện của Bệnh viện Quân y 7, cuối năm 1962 Bệnh viện được Cục quân y tặng cờ thi đua “chấp hành tốt chế độ, vận dụng kết hợp Đông - Tây y tốt, vượt các chỉ tiêu đề ra”. Đặc biệt vinh dự được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tặng Huân chương Chiến công hạng Ba và đây cũng là tấm Huân chương đầu tiên của Bệnh viện.
Trong 10 năm (1955 - 1964) tuy thời gian không dài nhưng Bệnh viện đã có bước trưởng thành vượt bậc. Cán bộ, nhân viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Bệnh viện đã tổ chức tiếp nhận và điều trị thành công cho hàng nghìn cán bộ, đồng bào và chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc. Tiếp nhận và điều trị hàng chục nghìn thương, bệnh binh và nhân dân ở địa bàn Quân khu Tả Ngạn, góp phần đắc lực cùng miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia phát triển kinh tế và xây dựng CNXH.
Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ mở nhiều chiến dịch lớn hòng đè bẹp quân và dân ta, buộc ta phải ngồi vào đàm phán có lợi cho chúng. Nhưng với sự quyết tâm cao: thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Đảng ta đã phát động nhiều cuộc tiến công nổi dậy chống lại đế quốc Mỹ xâm lược. Với khí thế đánh Mỹ sôi nổi khắp hai miền Nam- Bắc. Tháng 2/1965 chấp hành chỉ thị của Cục Quân y, Bệnh viện Quân y 7 tổ chức một đội phẫu thuật đi chiến trường Lào. Ngày 21/4/1965 Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn lệnh cho Bệnh viện di chuyển về huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương để’ phục vụ bộ đội, phục vụ nhân dân chiến đấu và lao động sản xuất. Mặc dù cơ sở vật chất trong điều kiện sơ tán còn khó khăn, chủ yếu tận dụng các hang đá, xây dựng một số nhà tre lợp lá; nhưng cán bộ, nhân viên, trăm người như một, đồng tâm hiệp lực vượt qua mọi trở ngại, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong bộn bề công việc, giai đoạn giữa năm 1965 để triển khai kế hoạch phục vụ, Bệnh viện được lệnh cử một tổ phẫu thuật đứng chân ở khu vực Hải Phòng, bộ phận này được tăng cường lực lượng và xây dựng thành đội điều trị 201 ở Hải Phòng.
Từ năm 1965 đến năm 1968 giặc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Viện Quân y 7, tiếp tục phải sơ tán về nhiều địa phương của tỉnh Hải Dương như huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách, TP Hải Dương - tỉnh Hải Dương. Trong thời gian này số Thương binh ở các chiến trường B, C chuyển ra nhiều, có ngày số Thương binh chuyển đến Viện lên tới 600 người. Thương binh chiến trường A và ngay trên địa bàn Quân khu 3 chuyển đến Viện mỗi ngày một tăng. Nhưng với nỗ lực của lãnh đạo, chỉ huy, cùng với tập thể đội ngũ cán bộ, nhân viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư thêm trang thiết bị, nên đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Với tinh thần làm việc hết mình, không quản ngại ngày đêm, nên trong thời gian (1965-1968) Bệnh viện đã phục vụ và điều trị được hơn 12 vạn thương binh. Cũng trong giai đoạn này, tại địa bàn đóng quân xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương có một khó khăn lớn đặt ra là làm sao có một khối lượng máu cần thiết để truyền cho các thuơng binh trong cơn nguy kịch. Bệnh viện Quân y 7 đã cùng với chính quyền địa phương phát động trong Thanh niên phong trào hiến máu cứu thương binh. Chỉ riêng từ 1965 - 1968 đã có 510 Thanh niên và dân quân xung quanh khu vực đóng quân tự nguyện hiến 108 lít máu để’ cấp cứu thương binh. Ngoài ra còn có 96 lượt cán bộ nhân viên của Bệnh viện tự nguyện hiến 19,2 lít máu trong trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt hành động cao cả, sáng ngời chủ nghĩa nhân văn của cố Bác sỹ Nguyễn Xuân Xuyên 18 lần hiến máu để’ cứu sống thương binh. Những dòng máu mang nặng nghĩa tình của người hậu phương đã góp phần cứu sống hàng trăm thương binh trong cơn nguy kịch. Vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cứu chữa thương bệnh binh nên ngày 1/5/1973 Khoa Ngoại 1, vinh dự được Quốc hội và Chính phủ phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất; cả nước đi lên xây dựng CNXH với muôn vàn khó khăn; mặt khác lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh mới xảy ra ở biên giới phía Bắc và Tây Nam vào cuối năm 1978 đầu năm 1979. Trước tình hình đó Bệnh viện Quân y 7 tiếp tục phải thu dung, cấp cứu, và điều trị cho thương binh từ biên giới phía Bắc đưa về, đồng thời thực hiện chỉ lệnh của Bộ Quốc phòng và Quân khu thành lập các tổ quân y gồm các y, bác sỹ và trang thiết bị lên đường trực tiếp phục vụ chiến đấu tại mặt trận biên giới Tây Nam và phía Bắc cho tới ngày đất nước thực sự thái bình.
Trong suốt quá trình từ ngày thành lập đến nay Bệnh viện Quân y 7 đã đi qua 3 cuộc chiến tranh, đây là những năm tháng gian khổ nhất đồng thời cũng rất vẻ vang của Bệnh viện. Suốt chặng đường ấy Bệnh viện Quân y 7 đã được Đảng, Nhà nước và quân đội tặng thưởng nhiều Huân chương các loại.
- Năm 1962 được Chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hoà tặng Huân chương chiến công hạng Ba về thành tích xây dựng Bệnh viện.
- Tháng 2/1969 được Bác Hồ gửi tặng lẵng hoa.
- Năm 1970 được Chính phủ tặng Huân chương chiến công hạng Nhì về thành tích phục vụ chiến đấu.
- Năm 1973 được Quân khu uỷ và BTL Quân khu Tả Ngạn tuyên dương công trạng “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước Bệnh viện 7 xây dựng giỏi, cứu chữa thương binh giỏi, đoàn kết quân dân tốt ” và cũng trong thời gian này Chính phủ đã tặng Huân chương hạng Nhì cho 4 đơn vị: Khoa hoá nghiệm, Khoa Nội 2, Khoa Nội 4 và khoa Nội 5.
Phát huy những thành tích và kết quả đã đạt được. Sau chiến tranh cùng với quân và dân trên địa bàn quân khu, Bệnh viện Quân y 7 tiếp tục xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng, ổn định biên chế tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung trang thiết bị và phương tiện đáp ứng yêu cầu khám, cấp cứu, điều trị và phục vụ bệnh nhân.
Khẳng định vị thế, hướng tới tương lai
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cùng với đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Bệnh viện Quân y 7 bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều thuận lợi và không ít khó khăn, thử thách. Từ một Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ trong chiến tranh, cơ sở vật chất chủ yếu dựa vào dân, năm 1970 về thị xã Hải Dương với doanh trại dột nát, hư hỏng, đến nay đã được đầu tư xây dựng thay thế bằng các khu nhà 5 tầng, 7 tầng và 9 tầng; hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng mới hoàn toàn; trang bị y tế được đổi mới hiện đại, bộ máy được kiện toàn gồm 7 ban và 28 khoa và 1 phân viện đúng với tầm cỡ vị trí của Bệnh viện hạng I, tuyến cuối của Quân khu. Ổn định bộ máy, công tác quy hoạch cán bộ các cấp được chú trọng; việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo đúng quy định; duy trì tốt công tác đánh giá cán bộ, qua đó sắp xếp lao động hợp lý theo chuyên ngành đào tạo phù hợp với năng lực, trình độ, sức khỏe. Đến nay, đội ngũ cán bộ KHKT ngày càng được củng cố phát triể’n. Năm 1984 Bệnh viện chỉ có 35 bác sỹ, đến nay Bệnh viện đã có 87 bác sỹ và dược cao; trong đó trên 80% trình độ sau đại học (17 tiến sỹ, BSCKII; 60 thạc sỹ, BSCKI). Cán bộ chuyên môn đã thường xuyên tham gia các chương trình tập huấn, chương trình đào tạo học tập nâng cao lý luận chính trị, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đồng thời tích cực nghiên cứu để nắm vững các kiến thức y dược, góp phần nâng cao chất lượng khám, thu dung và điều trị của Bệnh viện. Với những nỗ lực vượt bậc, uy tín của Bệnh viện ngày càng được nâng cao. Bình quân hàng năm có trên 130.000 người đến khám bệnh, trong đó có gần 20.000 người được nhận vào điều trị, cấp cứu gần 5.000 người, phẫu thuật các loại trên 5.000 người. Đội ngũ cán bộ, nhân viên luôn được quan tâm, giáo dục truyền thống, giáo dục nâng cao y đức, giữ vững bản lĩnh chính trị và sự ổn định về tư tưởng trong mọi điều kiện tạo môi trường lành mạnh, đoàn kết. Vì vậy cán bộ, nhân viên trong toàn Bệnh viện luôn đoàn kết nhất trí cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Hành trình cùng đất nước qua hơn ba thập kỷ đổi mới, Bệnh viện Quân Y 7 ngoài nhiệm vụ thu dung, cấp cứu, điều trị, hàng năm còn tiếp tục chi viện chuyên môn cho tuyến cơ sở, cử các tổ quân y luân phiên làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, các đảo vùng Đông Bắc tổ quốc, các đơn vị chủ lực của Quân khu và giúp địa phương khám chữa bệnh cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa như (Hang Kia- Mai Châu), (Tân Minh - Đà Bắc) Hoà Bình, đồng thời tổ chức các đoàn quân y xuống khám sức khoẻ cho bộ đội tại các đơn vị. Trong những năm gần đây, theo quyết định của Quân khu, Bệnh viện đã bổ sung hàng chục bác sỹ cho đơn vị cơ sở trong địa bàn Quân khu. Tổ chức thực hành cuộc diễn tập BV-17 thành công tốt đẹp được thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân khu đánh giá cao. Mặt khác Bệnh viện đã làm tốt công tác tuyến, huấn luyện bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhiều cán bộ Quân y trong khu vực. Đồng thời kết hợp với Học viện quân y huấn luyện thực hành cho nhiều lớp bác sỹ, đào tạo các khoá y sỹ, y tá cho LLVT. Cùng với việc đào tạo, Bệnh viện đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; đến nay đã có hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học; riêng năm 2019 đã có 10 đề tài được nghiệm thu, trong đó có 01 đề tài cấp Quân khu, 09 đề tài cấp cơ sở, được in tập san số chuyên đề phục vụ Hội nghị khoa học liên bệnh viện. Trong công tác quản lý bệnh viện; hiện nay Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác khám chữa bệnh, thanh toán BHYT trực tuyến, giảm thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị.
Để nâng cao chất lượng khám, thu dung, cấp cứu và điều trị; Bệnh viện đã chủ động đầu tư nhiều trang bị y tế hiện đại phục vụ thực hiện nhiệm vụ như: máy chụp CT.Scanner, máy Xquang tăng sáng truyền hình, Xquang cao tần, xét nghiệm huyết học tự động, xét nghiệm sinh hoá máu, máy điện não vi tính, siêu âm màu 4D, hệ thống nội soi tiêu hoá ống mềm truyền hình, máy tán sỏi niệu quản ngược dòng, hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, tiết niệu, sản khoa, phẫu thuật nội soi khớp gối..vv . Trên cơ sở trang thiết bị hiện đại được khai thác có hiệu quả cùng với đội ngũ bác sỹ được đào tạo cơ bản, chuyên sâu; nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu được triển khai, áp dụng có hiệu quả. Một số kỹ thuật chuyên sâu thuộc phạm vi tuyến trên đang được áp dụng có hiệu quả trong Bệnh viện như: phẫu thuật lấy máu tụ nội sọ; phẫu thuật nội soi ổ bụng có can thiệp nhiều tạng, phẫu thuật nội soi tai, mũi, họng; phẫu thuật nội soi khớp gối đóng đinh nội tủy có chốt ngang; tán sỏi tiết niệu ngược dòng; phẫu thuật thay thể’ thuỷ tinh bằng Phaco...
Với những nỗ lực phấn đấu của bao thế hệ cán bộ, nhân viên Bệnh viện 70 năm qua đã đưa vị thế của bệnh viện lên tầm cao mới. Với những kết quả đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, bệnh viện đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý. Ngày 20/12/1994 Bệnh viện vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Năm 2000 Bệnh viện được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Quân công hạng Ba; năm 2005 được tặng Huân chương Quân công Hạng Nhì. Năm 2010 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất. Năm 2013 được Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng tặng Bằng khen vì có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ giai đoạn (2011 - 2012); BTL Quân khu 3 tặng Danh hiệu “Cờ thi đua quyết thắng” trong phong trào thi đua quyết thắng và tặng danh hiệu đơn vị VMTD năm 2013; Đảng bộ Quân khu 3 tặng Bằng khen Đảng bộ Bệnh viện Quân y 7 đạt tiêu chuẩn tổ chức đảng TSVM 3 năm liên tục 2011-2013. Năm 2014 BTL tặng Danh hiệu Đơn vị quyết thắng. Năm 2015 Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; BTL Quân khu 3 tặng Bằng khen trong ngành Hậu cần Quân đội giai đoạn 2010; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen trong phong trào thi đua Quyết thắng giai đoạn 2010-2015. Năm 2018 BTL Quân khu 3 tặng Bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong 5 năm (2013-2018) thực hiện công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong Quân đội.
Từ thành quả đạt được qua 70 năm xây dựng, trưởng thành, cán bộ nhân viên Bệnh viện nhận thức sâu sắc nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân Khu, Thủ trưởng Cục Hậu cần, Cục Quân y, sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương và sự cống hiến to lớn của các thế hệ cán bộ, nhân viên của bệnh viện, sự tin yêu của các thương bệnh binh và nhân dân. Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Bệnh viện đúng vào dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang đẩy mạnh các hoạt động thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân viên và chiến sỹ trong Bệnh viện tiếp tục thắp sáng ngọn lửa anh hùng bằng truyền thống “Đoàn kết - Vượt khó - Sáng tạo” của 70 năm xây dựng và phát triển. Chung sức chung lòng xây dựng Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Bệnh viện vững mạnh toàn diện. Mãi mãi xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu khi Người về thăm Bệnh viện, với niềm tin yêu của Đảng, của nhân dân và của các thế hệ cán bộ, nhân viên đi trước đã đóng góp xương máu, công sức, trí tuệ làm nên truyền thống vẻ vang của đơn vị Anh hùng LLVT Nhân dân.
Bệnh viện Quân y 7.